Hoàn công là gì? Đối tượng, thủ tục, chi phí hoàn công ra sao?
Sau khi hoàn thành xây dựng một công trình thì công trình đó chưa được phép đưa vào sử dụng hoặc hoạt động ngay lập tức mà phải thực hiện thủ tục hoàn công. Để nắm được mọi thông tin về hoàn công xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Hoàn công là gì?
Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.
Tại sao cần phải hoàn công?
Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.
Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.
Những trường hợp nào cần làm hoàn công?
Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa,... Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.
Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
Chi phí hoàn công là bao nhiêu?
Chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 - 30 triệu với lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, thường dao động khoảng 10.000 - 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.
Căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:
"Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ."
Trường hợp là xây nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.
Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công
Các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa bao gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có) và đơn vị thiết kế công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình xây dựng.
Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục hoàn công
Đơn xin hoàn công nhà ở cần phải làm theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp. Bản vẽ sẽ phải mô tả rõ hiện trạng công trình nhà ở, phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của nhà ở. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hợp đồng xây dựng nếu phải ký kết hợp đồng.
Chủ nhà xin hoàn công cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể căn cứ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD như sau:
Giấy phép xây dựng.
Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Hoàn công nhà xây sai phép
Nhà xây dựng sai phép là nhà đã có giấy phép xây dựng công trình nhưng xây dựng không đúng với phần đã nêu trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chưa được Nhà nước công nhận có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công nếu trả lại hiện trạng theo đúng giấy phép xây dựng.
Trong trường hợp muốn xử lý xây dựng công trình sai phép để được hoàn công, bạn phải gửi đơn lên UBND cấp huyện, nhờ cơ quan này xác nhận cho bạn phần công trình xây dựng trái phép đó, đảm bảo phần xây dựng sai phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hoàn thành thủ tục hoàn công một cách suôn sẻ hơn để tránh những rắc rối không đáng có sau này nếu công trình chưa được thừa nhận về mặt pháp lý do thiếu thủ tục hoàn công.
Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này; tên và địa chỉ đơn vị tư vấn, đơn vị thi công (nếu có); bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có); hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Theo đó, kể từ thời điểm ngày 1/7/2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực), nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, là điều kiện tiên quyết để các bên thực hiện các giao dịch về nhà ở. Do vậy, nếu nhà ở có sau ngày 1/7/2006, chủ cũ buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất thủ tục sở hữu nhà ở trước khi bán lại cho người khác. Khi đó người chủ sau mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Vì vậy, bạn mua lô đất vào tháng 8/2008 nhưng chủ đất đã được cấp phép dựng trước đó. Tuy nhiên, bạn không làm thủ tục đổi tên giấy phép xây dựng mà vẫn đứng ra xây nhà trên mảnh đất đó nên khi hoàn công nhà thì sẽ gặp phải những rắc rối.
Trường hợp cụ thể:
Anh Trường mua nhà có sẵn giấy phép xây dựng tên chủ cũ, nhưng cũ chưa có xây nhà. Tới khi tôi mua và tôi xây theo giấy phép xây dựng đó luôn. Hiện tại bây giờ tôi muôn hoàn công nhà ở, nhưng tôi lại không thể làm thủ tục hoàn công căn nhà vì tên trên Giấy phép xây dựng không phải là của tôi. Cho tôi hỏi trường hợp như tôi có được làm hoàn công nhà? Nếu có thì phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này, do đó, trường hợp của bạn có hai cách như sau:
Phương án 01: bạn có thể liên hệ lại với người chủ cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi người chủ cũ thực hiện xong thủ tục hoàn công thì làm thủ tục chuyển nhượng nhà sang cho bạn.
Phương án 02: bạn liên hệ với cơ quan xây dựng địa phương để nộp phạt vì không thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi nộp phạt cơ quan xây dựng địa phương bạn sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không
Nếu như khách hàng có xin giấy phép xây dựng của chính quyền và xây dựng đúng với bản vẽ thi công thì vẫn có thể vay được vốn ngân hàng.
⇒ Tuy nhiên vẫn còn có 1 số ngân hàng không cho vay nhà chưa hoàn công.
♥ Bạn muốn vay tiền ngân hàng mà nhà chưa hoàn công, nhà xây sai phép thì xem thêm tại đây nhé, để được giải quyết nhanh chóng.
Bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:
Mua bán nhà chưa hoàn công? Rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công
Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp có được xây nhà không?
Đất quy hoạch là gì? Có nên kiểm tra quy hoạch trước khi mua nhà?
Trên đây là tư vấn của Kienbank về thủ tục hoàn công nhà ở 2021, cũng như thủ tục hoàn công nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ. Hy vọng khách hàng sẽ từng bước hoàn thiện giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở của mình nhanh gọn.
Các khoản Thuế, Lệ phí, Giá hoàn nhà hiện nay
Khi tiến hành xây dựng nhà ở, thuế xây dựng cần được kê khai va thực hiện đóng thuế đầy đủ. Pháp luật hiện hành quy định thuế xây dựng nhà ở gồm những khoản như sau:
Thuế môn bài
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Lệ phí trước bạ hoàn công xây dựng
Tùy vào từng trường hợp mà cách tính thuế của từng khoản có sự khác nhau. Mặc dù vậy, bất kì ai khi xây dựng nhà ở đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế là các khoản đã nêu ở trên.
Đối tượng đóng thuế môn bài
Là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu của khoản thuế này sẽ phụ thuộc vào số vốn đăng ký kinh doanh, hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước, hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước.
Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài. Bao gồm: chi nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng,...
Khi xây nhà, bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, đóng thuế môn bài khi tự mua vật liệu và có thuê nhân công xây dựng. Nếu bạn thuê đơn vị thi công trọn gói thì chủ thầu là người thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài này.
Mức đóng thuế môn bài xây dựng nhà ở tư nhân
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 là hai bộ luật chính quy định thuế GTGT trong lĩnh vực thuế xây dựng nhà ở. Ngoài ra, còn có các văn bản thi hành khác.
Đối tượng đóng thuế GTGT trong xây dựng nhà ở
Những tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ là đối tượng cần đóng thuế GTGT. Việc xây dựng nhà ở cũng là hình thức hoạt động xây dựng của tổ chức hoặc cá nhân, vì vậy phải kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có.
Khi bạn thuê đơn vị xây dựng trọn gói, thì đối tượng nộp thuế GTGT sẽ là chủ thầu. Bạn nên thỏa thuận với các đơn vị trên bằng cách ký hợp đồng để tránh các tranh chấp về đối tượng nộp thuế về sau.
Tỉ lệ % doanh thu tính thuế GTGT được áp dụng như sau:
Đối với Hợp đồng xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỉ lệ 5%
Đối với Hợp đồng xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỉ lệ 3%
Doanh thu tính thuế
Là toàn bộ giá trị công trình hay phần việc xây dựng phải thực hiện được xác định theo Hợp đồng xây dựng; hoặc theo diện tích và đơn giá (tính trên 1 đơn vị diện tích).
Trường hợp chủ thầu không bao thầu cả nguyên vật liệu, chỉ thầu nhân công, doanh thu tính thuế của chủ thầu sẽ được tính dựa trên tổng số tiền nhân công xây dựng chủ nhà phải trả cho chủ thầu theo hợp đồng khi hoàn thành công trình.
Cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quyết định doanh thu thế phải nộp khi hợp đồng xây dựng thỏa thuận về giá nhưng không phù hợp với giá trị thực thanh toán tại địa phương.
Nếu trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân được xác định bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế. Doanh thu này tương tự như tính doanh thu tính thuế giá trị gia tăng trong lĩnh vực xây dựng nhà ở.
* Lệ phí trước bạ, giá hoàn công nhà ở
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định, nhà đất là một trong những đối tượng phải chịu thuế trước bạ và thuế này phát sinh khi đăng ký xác lập quyền sở hữu.
Do đó, để hoàn tất việc xây nhà ở tư nhân, ngoài các khoản thuế xây dựng cơ bản nêu trên, bạn còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế lệ phí trước bạ hoàn công nhà ở khi làm thủ tục hoàn thành xây dựng. Thủ tục hoàn thành xây dựng này giúp bạn xin được giấy phép hoàn công, sổ hồng hoàn công và những thay đổi quyền sở hữu nhà và đất theo hiện trạng thay đổi mới nhất.
Bên cạnh đó, Điều 4 NĐ 45/2011 quy định những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ, bao gồm trường hợp lệ phí trước bạ khi hoàn công nhà ở riêng lẻ tư nhân.
Thủ tục hoàn công nhà không khó nhưng tương đối mất nhiều thời gian. Vì thế, hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn công nhà trọn gói và cung cấp bảng báo giá hoàn công nhà ở để bạn tham khảo. Với nhà cấp 4, nhà 01 trệt 01 lầu dưới 100m2 sàn, giá 5 triệu vnđ; Từ 100m2 - 200m2 sàn giá từ 7 - 9 triệu vnđ; Diện tích lớn hơn, giá hoàn công nhà sẽ theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên.
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân được xác định bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế. Doanh thu này tương tự như tính doanh thu tính thuế giá trị gia tăng trong lĩnh vực xây dựng nhà ở.
* Lệ phí trước bạ, giá hoàn công nhà ở
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định, nhà đất là một trong những đối tượng phải chịu thuế trước bạ và thuế này phát sinh khi đăng ký xác lập quyền sở hữu.
Do đó, để hoàn tất việc xây nhà ở tư nhân, ngoài các khoản thuế xây dựng cơ bản nêu trên, bạn còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế lệ phí trước bạ hoàn công nhà ở khi làm thủ tục hoàn thành xây dựng. Thủ tục hoàn thành xây dựng này giúp bạn xin được giấy phép hoàn công, sổ hồng hoàn công và những thay đổi quyền sở hữu và đất theo hiện trạng thay đổi mới nhất.
Tìm hiểu thêm về: Báo giá xây dựng khách sạn
Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:
+ Nghiệm thu công việc xây dựng;
+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.
- Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.
- Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Thủ tục hoàn công nhà ở công trình
Sau khi việc thi công công trình xây dựng hoàn tất, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công xây dựng để nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu các thiết bị, nghiệm thu từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD, cụ thể như sau:
“1) Giấy phép xây dựng.
2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”
Nộp hồ sơ tại:
- UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;
- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
Theo đó, hồ sơ thủ tục:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm, thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.
Về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình bạn tham khảo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở (thường gọi là hồ sơ hoàn công)
Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở gồm những giấy tờ sau:
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Bước 2. Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra
- Nơi nộp hồ sơ thông báo: Theo Điều 54, 55 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình - công trình nói chung) và Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BXD (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở) thì chủ nhà nộp hồ sơ hoàn thành công trình nhà ở tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thì nhà ở sẽ được đưa vào sử dụng.
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn thủ tục hoàn công công trình nhà ở chi tiết! Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn! Đón đọc các bài viết về tư vấn nhà ở để cập nhật kiến thức mới nhất về bất động sản, mua bán và thuê nhà đất.
Hoàn công nhà ở là cách thường gọi của người dân để chỉ thủ tục nghiệm thu công trình hoặc thông báo cho cơ quan Nhà nước trước khi đưa vào sử dụng.
Thủ tục hoàn công hay hoàn công xây dựng là một trong những thủ tục hành chính được pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện đối với công trình đã được cấp phép xây dựng.
Thủ tục hoàn công nhà ở, công trình xây dựng là bắt buộc đối với công trình được cấp phép. Còn đối với những công trình không phải xin cấp giấy phép xây dựng sẽ không cần thực hiện các thủ tục hoàn công xây dựng.
Việc thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ hay các công trình xây dựng là điều kiện quan trọng để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy hoàn công hay cấp đổi lại sổ hồng.
Việc thực hiện các bước lập hồ sơ hoàn công hoàn công công trình xây dựng chính là một trong những thủ tục nhằm xác nhận sự kiện là bên chủ đầu tư, thi công đã hoàn thành tất các hạng mục công trình xây dựng mà trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Hiện nay, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình thì chỉ được quy định là do UBND cấp tỉnh phân công, hướng dẫn - nên UBND các tỉnh, thành thường ban hành Quyết định để quy định cụ thể về nội dung này.
Điều kiện để đưa nhà ở vào sử dụng
Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, để được đưa vào sử dụng thì công trình, hạng mục công trình phải được nghiệm thu theo quy định. Theo đó, nghiệm thu công trình được quy định như sau:
Trách nhiệm nghiệm thu công trình
- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
- Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.
Điều kiện nghiệm thu công trình
Để được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng thì phải có đủ 3 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:
+ Nghiệm thu công việc xây dựng;
+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.
Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.
Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Bàn giao công trình xây dựng
Sau khi nghiệm thu thì nhà ở được bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng (hộ gia đình, cá nhân chủ nhà). Theo khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng năm 2014, việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
+ Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
+ Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
- Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu sau:
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Quy trình hướng dẫn vận hành.
+ Quy trình bảo trì công trình.
+ Danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế.
+ Các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
Điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định, đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Thủ tục và hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ
Theo đó, để được đưa vào sử dụng thì chủ nhà phải thực hiện theo thủ tục sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở (thường gọi là hồ sơ hoàn công)
Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở gồm những giấy tờ sau:
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Bước 2. Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra
- Nơi nộp hồ sơ thông báo
Theo Điều 54, 55 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình - công trình nói chung) và Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BXD (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở) thì chủ nhà nộp hồ sơ hoàn thành công trình nhà ở tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thì nhà ở sẽ được đưa vào sử dụng.
Sau khi nộp hồ sơ hoàn công nhà ở, công trình xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ nhà sẽ chờ đợi kết quả nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng. Đồng thời, chủ đầu tư sở hữu công trình sẽ cần thực hiện các khoản lệ phí hoàn công nhà ở.
Quy định thủ tục hoàn công nhà ở xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ công trình đó là phải nộp các khoản lệ phí hoàn công nhà ở. Lệ phí này gọi là lệ phí trước bạ hoàn công.
Lệ phí trước bạ hoàn công được thu căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ thì nhà đất là một trong những đối tượng phải chịu thuế trước bạ.
Đồng thời xác định trách nhiệm của người nộp lệ phí trước bạ là người có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí theo quy định khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, việc làm hồ sơ hoàn công, thủ tục hoàn công xây dựng là cách thức xác nhận lại quyền sở hữu nhà đất của chủ đầu tư nên phát sinh căn cứ nộp lệ phí trước bạ.
Tuy nhiên không phải đối tượng nhà đất nào khi làm hồ sơ hoàn công đều phải nộp thuế trước bạ bởi Điều 4 định 45/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ.
Trong đó, khoản 11 điều này quy định trường hợp: Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ sẽ không phải chịu thuế trước bạ khi hoàn công công trình. Chỉ khi hoàn công công trình chỉ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế xây dựng cơ bản do chi cục thuế thu của nhà thầu xây dựng theo hợp đồng xây dựng.
Nhà thầu :
1. Hợp đồng thi công(1 bản sao)
2. Biên bản thanh lý hợp đồng thi công(1 bản sao)
3. Hóa đơn tài chính theo hợp đồng thi công(1 bản sao)
4. Bản vẽ hoàn công(2 bản chính)
5. Biên bản kiểm tra hoàn thành công trình xây dựng(1 bản chính)
6. Giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh của nhà thầu (1 bản sao y chứng thực)
B. Chủ đầu tư :
7. Đơn đề nghị đăng kí biến động tài sản(hoặc cấp QSDND-T/H cần đổi sổ) (1 bản chính)
8. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở(trước khi xây dựng) (1 bản chính)
9. Bản vẽ xin phép xây dựng kèm giấy cấp phép xây dựng (1 bản sao bvxpxd,1 bản sao y chứng thực giấy cpxd)
10. Tờ khai lệ phí đất (1 bản sao)
11. Tờ khai lệ phí trước bạ (1 bản sao)
12. Giấy tờ cá nhân của người đứng tên sở hữu(giấy CMND,giấy đăng kí kết hôn,hộ khẩu) (1 bản sao y chứng thực)
Tham khảo tiêu chuẩn 317 – 2006 về nghiệm thu hoàn công
II. Nơi nộp hồ sơ:
- Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.